1. Trình bày vùng
đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở
ngư trường quần đảo
Hoàng
Sa, quần đảo Trường Sa có
ý nghĩa như thế nào về an ninh
quốc phòng?
2. Vì sao tình trạng
thiếu việc
làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt? Trình bày các hướng giải
quyết
việc làm cho người lao
động ở nước ta.
Câu II (2,0 điểm)
Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực. Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW
trở lên đang hoạt động ở
Việt Nam.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên hải Nam
Trung Bộ. Vì sao đánh
bắt hải sản
xa bờ đang được đẩy
mạnh ở vùng
này?
Câu IV (3,0
điểm)
Cho bảng số liệu:
GIÁ
TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI VÀ
THỦY SẢN Ở NƯỚC TA TRONG
GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
|
2000
|
2005
|
2008
|
2010
|
Lâm nghiệp
|
5
902
|
6
316
|
6
786
|
7
388
|
Chăn nuôi
|
18 482
|
26 051
|
31 326
|
36 824
|
Thủy sản
|
21 801
|
38 784
|
50 082
|
57 068
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống
kê, 2012)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành
lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở
nước ta trong giai đoạn
2000 - 2010.
2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản
và giải thích.
----------Hết----------
Thí sinh
không được sử dụng tài liệu. Cán bộ
coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ......................................................................; Số báo danh:
............................................
Câu
|
Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
I
(3,0 đ)
|
1
|
Trình bày vùng đặc quyền
về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt
hải sản của ngư dân nước
ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường
Sa có ý nghĩa như thế nào về
an ninh quốc phòng?
|
1,50
|
a) Trình
bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm
lục địa của Việt
Nam.
-
Vùng đặc quyền về kinh tế:
+ Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Nhà nước
ta có chủ quyền hoàn
toàn về kinh tế nhưng các
nước khác được đặt ống dẫn
dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước
ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công
ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982.
-
Thềm lục địa:
+ Phần ngầm
dưới biển và lòng đất dưới đáy
biển thuộc phần lục địa kéo
dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến
bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò,
khai thác, bảo vệ và quản
lí các tài nguyên thiên nhiên.
|
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
|
||
b) Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường
quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?
- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển, thềm lục
địa xung quanh.
-
Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển
nước ta.
|
0,50
0,25
0,25
|
||
2
|
Vì sao tình trạng thiếu việc làm
ở Việt Nam hiện
nay vẫn còn diễn
ra gay gắt?
Trình bày các hướng giải quyết
việc làm cho
người lao động ở
nước ta.
|
1,50
|
|
a) Vì sao tình trạng thiếu việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt?
- Nước ta là nước
đông dân (hơn
90 triệu người),
nguồn lao động
dồi dào
(hơn 50%
tổng số dân), mỗi năm
tăng thêm hơn 1 triệu
lao động.
- Nền kinh tế tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn chậm phát triển, chưa tạo ra đủ việc làm cho số lao động tăng thêm hàng
năm.
- Các lí do khác: Trình
độ người lao động còn hạn chế, việc đào tạo chưa đáp
ứng
được nhu cầu...
|
0,75
0,25
0,25
0,25
|
||
b) Trình
bày các hướng giải quyết
việc làm cho người lao động ở nước ta.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động; thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất; tăng cường hợp tác để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, mở rộng xuất khẩu.
- Mở rộng các loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
|
0,75
0,25
0,25
0,25
|
II
(2,0 đ)
|
Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp
điện lực. Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện
với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW trở lên đang
hoạt động ở Việt
Nam.
|
2,00
|
|
1) Chứng
minh rằng nước ta có nhiều
thế mạnh về tự nhiên
để phát triển công nghiệp điện lực.
a) Nguồn nhiên liệu:
- Than:
Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao ở Quảng Ninh;
than nâu
ở Đồng bằng sông Hồng...
-
Dầu khí: Trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích
tại thềm lục địa.
b) Tiềm
năng thủy điện:
-
Rất lớn (khoảng 30 triệu kw).
- Tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%), hệ thống sông Đồng Nai (19%).
c)
Các nguồn
năng lượng khác: Mặt Trời, sức gió...
|
1,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
|
||
2) Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW trở lên
đang hoạt động ở Việt Nam:
Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Yaly (720 MW), Trị An (400 MW).
|
0,50
|
||
III
(2,0 đ)
|
Trình bày việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên
hải Nam Trung Bộ. Vì sao
đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở
vùng này?
|
2,00
|
|
1)
Trình bày việc phát
triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. a) Nghề cá:
- Biển giàu
hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung
Bộ và có ngư trường
Hoàng
Sa - Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển.
- Bờ biển có nhiều vụng,
đầm phá thuận
lợi cho nuôi trồng thủy sản;
việc nuôi trồng được phát
triển ở nhiều tỉnh.
- Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú với một số đặc sản (nước
mắm
Phan Thiết...).
-
Chú ý việc khai thác hợp lí và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
b) Du
lịch biển:
-
Có nhiều bãi biển nổi tiếng (Mỹ Khê, Sa Huỳnh...).
-
Hình thành các trung tâm du lịch
có sức hấp dẫn đối với du khách.
|
1,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
|
||
2) Vì
sao đánh bắt hải sản xa bờ hiện
nay đang được đẩy mạnh ở vùng này?
-
Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo
vệ tài nguyên sinh vật ở ven bờ.
-
Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển - đảo của nước ta.
|
0,50
0,25
0,25
|
||
IV
(3,0 đ)
|
1
|
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành
lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước
ta trong giai đoạn 2000 -
2010.
|
2,00
|
a) Xử lí số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN
XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
(Đơn vị: %)
Năm 2000 2005 2008 2010
Lâm nghiệp 100,0 107,0
115,0 125,2
Chăn
nuôi 100,0 141,0
169,5 199,2
Thủy
sản 100,0 177,9
229,7 261,8
|
0,50
|
b) Vẽ biểu đồ:
Yêu
cầu:
-
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường.
-
Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ.
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN Ở
NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
|
1,50
|
||
2
|
Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy
sản và giải thích.
|
1,00
|
|
a) Nhận xét:
Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng: Nhanh nhất là thủy sản, rồi đến chăn nuôi, cuối cùng là lâm nghiệp.
|
0,50
|
||
b) Giải thích:
Thủy sản
tăng nhanh nhất, chủ
yếu do đã khai thác được các thị trường
giàu tiềm năng (nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản); chăn nuôi tăng, chủ yếu do đem lại hiệu
quả cao về kinh tế - xã hội;
lâm nghiệp tăng chậm hơn, chủ yếu do hạn chế hoạt động
khai thác...
|
0,50
|
||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV = 10,00 điểm.
|
Đăng nhận xét